Canh dần tùng bách mộc: (1950, 2010), Tân mão tùng bách mộc (1951, 2011).
Tùng bách mộc là cây gỗ trong thời tiết lạnh giá, bản thân không sợ tuyết sương, thế thì kim loại làm sao có thể khắc chế được nó chứ! Thiên can Canh và Tân đều thuộc hành kim, thế nên mới nói, loại mộc này không cần quản chế cũng tự khắc hữu dụng.
Tùng bách mộc vốn thích sinh trưởng trên núi, có thủy tưới mát thì càng tốt. Thiên hà thủy là phù hợp nhất cho loại mộc này. Giản hạ thủy Đinh sửu vốn dĩ đã có sơn ở hướng Cấn, có thể làm môi trường để tùng bách mộc sinh trưởng. Đại khê thủy Ất mão là hướng của “lôi”, có lợi cho tùng bách mộc phát triển um tùm. Tuy nhiên, cần đề phòng “gió” vì nếu gặp phải sẽ vô cùng hung hiểm. Tùng bách mộc gặp đại hải thủy Nhâm tuất, Quý hợi thì đều đắc dụng.
Tùng bách mộc kỵ lô trung hỏa, vì Bính dần sẽ làm cho hỏa càng vượng hơn, sẽ tổn thương mộc, lúc này yêu cầu trong mệnh cục phải có thủy điều hòa, nếu không thì rất xấu. Canh dần tùng bách mộc sợ nhất gặp hỏa của Mậu ngọ và Bính dần, vì sẽ tạo thành bố cục “tam hợp hỏa”, hỏa thịnh thì mộc tất suy. Tuy nhiên, Tân mão thì không sợ điều đó.
Tùng bách mộc kỵ đại dịch thổ, vì đất này không bền vững, nếu còn xuất hiện thêm đại hải thủy thì xấu càng thêm xấu.
Tùng bách nếu gặp Ất sửu hải trung kim thì rất tốt, vì sửu chính là sơn; nếu gặp kim bạc kim Dần và Mão thì cũng tốt, vì bản thân tự vượng. Tùng bách mộc nếu được kiếm phong kim gọt giũa mà còn gặp bích thượng thổ thì sẽ thành trụ cột, vô cùng quý.
Tùng bách mộc không thích đại lâm mộc và dương liễu mộc. Chỉ có gặp Quý sửu tang chích mộc thì tốt, vì sửu là sơn.
Nếu như người mệnh tùng bách mộc có tháng, ngày, giờ sinh đều thuộc mùa đông thì sẽ thành cách cục “tang tùng đông tú” vô cùng quý. Hoặc trong mệnh cục có trụ tháng Canh dần, trụ ngày Quý mão thì cũng thành quý cách.