855e8a415fc18e9fd7d0

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ


Tết Đoan Ngọ, còn gọi là tết Đoan Dương, tết Long Chu, tết Trùng Ngũ, tết Thiên Trung…, là một ngày tết lớn trong dân gian mà mọi người tập trung bái thần tế tổ tiên, cầu phúc tránh tà, cùng vui vẻ hoan hỷ và ăn uống. Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ sự sùng bái các vì sao trên trời và tôn thờ rồng của người xưa. Vào thời điểm trọng hạ đoan ngọ (ngày 5 tháng 5 âm lịch giữa mùa hè), bảy ngôi sao của chòm Thương Long thăng lên chính giữa phương nam, ở vào vị trí “trung chính” nhất trong cả năm, như là hào thứ 5 của quẻ Càn: “Phi Long Tại Thiên”. Đoan Ngọ là ngày cát tường chính bởi cái thế “Phi Long Tại Thiên” đó, cho nên đi xuyên suốt lịch sử và gắn liền với tết Đoan Ngọ chính là là văn hóa Long Chu (thuyền rồng).

Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống lưu hành ở Trung Quốc và tất cả các nước có văn hóa Hán tự xung quanh. Truyền thuyết có nói nhà thơ Khuất Nguyên người nước Sở trong thời Chiến Quốc đã trầm mình xuống sông Mịch La tự tận vào ngày mồng năm tháng năm, người đời sau lấy tết Đoan Ngọ làm ngày tết kỷ niệm Khuất Nguyên. Ngoài ra còn những truyền thuyết nói đây là ngày kỷ niệm Ngũ Tử Tư, Tào Nga và Giời Tử Thôi v.v… Sự khởi nguồn của tết Đoan Ngọ đã bao trùm văn hóa tinh tượng thời cổ và các ý nghĩa nội hàm sâu sắc của văn hóa và triết học, trong sự kế tục truyền thừa đã hòa hợp với nhiều tập tục dân gian các nơi, từ đó dẫn đến một số khác biệt về chi tiết giữa các vùng miền.Tết Đoan Ngọ là một trong bốn ngày tết truyền thống lớn ở TQ, là Tết Xuân, Tết Thanh Minh, Tết Trung Thu. Văn hóa Đoan Ngọ ảnh hưởng rộng rãi toàn cầu, trên thế giới nhiều quốc gia và khu vực đều có những hoạt động mừng tết Đoan Ngọ. Riêng TQ thì tết Đoan Ngọ được liệt vào nghỉ lễ chung của cả nước. Tết Đoan Ngọ năm 2009 được Liên Hiệp Quốc liệt vào danh mục các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Hàm nghĩa tên của tết Đoan Ngọ
Chữ “đoan” có bản nghĩa là “chính”, “ngọ” nghĩa là “trung”. “Đoan Ngọ” cũng là “Trung Chính”, giờ Ngọ trong ngày hôm đó là chính của trung chính. Cổ nhân lấy thiên can địa chi làm tải thể, thiên can gánh vác cái đạo của trời, địa chi gánh vác cái đạo của đất, thiết lập thiên can địa chi để gửi vào sự vận hành của thiên địa nhân, để ghi năm tháng thường dùng thiên can địa chi. Ngoài ra, chữ “đoan” còn có ý nghĩa là “bắt đầu”, cho nên ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ cũng gọi là Đoan Ngọ.

Theo thống kê thì cách gọi tết Đoan Ngọ là nhiều nhất trong các tết truyền thống khác ở TQ, lên tới hơn 20 cái tên, ví dụ như tết Long Chu, tết Trùng Ngọ, tết Đoan Dương, tết Đoan Ngũ, tết Trùng Ngũ, tết Đương Ngũ, tết Thiên Trung, tết Hạ, tết Ngải, tết Thương Nhật Ngũ Nguyệt, tết Xương Bồ, tết Thiên Y, tết Thảo Dược, tết Dục Lan, tết Ngọ Nhật, tết Địa Lạp, tết Chính Dương, tết Long Nhật, tết Tống Tử, tết Ngũ Hoàng, tết Thi Nhân, tết Đóa Ngọ, tết Giải Tống, tết Đoan Lễ……

Tết Đoan Ngọ có 2 tập tục tiêu biểu là chèo thuyền rồng và ăn bánh ú nếp. Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ những hoạt động cúng bái tộc Bách Việt thời cổ, dân Bách Việt đều lấy rồng làm vật thể linh thiêng, trong các nghi thức tế lễ đều có đua thuyền rồng. Dân vùng Bách Việt xưa mỗi năm vào ngày Đoan Ngọ này đều tổ chức cúng vật thờ tổ (totem rồng) rất lớn, trong đó có một hạng mục là đua thuyền độc mộc khắc hình rồng trong tiếc trống giục giã liên hồi. Ngày nay khi các nhà khảo cổ khai quật được ở những vùng rộng lớn hạ du sông Trường Giang đã phát hiện nhiều di vật gốm sứ của người bách Việt cổ, dựa theo hình vẽ họ là những người để tóc ngắn và xăm mình, sinh sống ở gần nước, tự xưng là con cháu của rồng, ngày tết Đoan Ngọ chính là ngày lễ tết do họ lập ra để cúng tổ rồng của họ. Theo chiều dài lịch sử phát triển mấy ngàn năm thì đại đa số người Bách Việt đều đã bị Hán hóa, bộ phận còn lại di cư xuống phái nam và trở thành nhiều tộc người khác nhau. Từ đó, vốn nguyên thủy tết Đoan Ngọ là của người Bách Việt, nhưng hiện nay thì lại là ngày tết của toàn các dân tộc của nước TQ và các dân tộc lân cận.

lasotuvi #12cunghoangdao #tuvihangngay #Cúngongcongongtao #kinhphat #lá số tử vi #bàn thờ #12congiap #nguhanhtuongsinh #ngũ hành #nguhanhtuongkhac #doi lich am duong #tử vi #tử vi hàng ngày #lichamduong #lịchâmdương #âm lịch #dương lịch #12 con giáp

Chia Sẻ Bài Viết