Bính ngọ thiên hà thủy (1966, 2026), Đinh mùi thiên hà thủy (1967, 2027). Đây là nước trên trời sinh ra, là cơn mưa, là muôn vàn giọt nước nối tiếp nhau, nên không sợ thổ. Nếu gặp thổ còn là điều tốt. Thủy này gặp kim thì không đắc dụng vì không dựa vào kim để sinh trợ.
Thủy này nếu quá vượng thì tổn thương vạn vật, nếu quá nhược thì không nuôi dưỡng được vạn vật. Nên nếu trụ tháng thuộc mùa thu thì tốt, vì lượng nước đủ dùng.
Thiên hà thủy thích gặp trường lưu thủy và đại hải thủy, trong đó Bính ngọ gặp Quý tỵ, Quý hợi; còn Đinh mùi gặp Nhâm thìn, Nhâm tuất, tạo thành tượng “âm dương tương kiến”, rất tốt. Gặp đại khê thủy Ất mão và tỉnh tuyền thủy Tỵ Dậu cũng là sự phối hợp đáng xem xét.
Phích lịch hỏa là lửa của trời, còn được gọi là thần long chi hỏa, nếu kết hợp thiên hà thủy, trên trời “phi long vũ khởi”, biến hóa khôn cùng, thật là tuyệt diệu biết bao. Nếu trong mệnh cục đã có nhị hỏa nhị thủy, lại gặp được lô trung hỏa, thì có thể gọi là “thủy vượng hỏa vượng tương tế”, mệnh quý. Thiên hà thủy cũng thích gặp phật đăng hỏa và sơn đầu hỏa, nhưng tối kỵ gặp thiên thượng hỏa, vì thủy hỏa này tương xung.
Ngoài tang chích mộc, thiên hòa thủy hợp với cả 5 loại mộc còn lại. Đặc biệt là những mộc nào đang rơi vào thế tử tuyệt, nếu gặp thiên hà thủy sẽ thành cách cục “linh sai nhập thiên hà”, cũng là quý.
Thủy này tuy không sợ thổ, nhưng nếu gặp Canh ngọ và Tân mùi thì nước sẽ bị nghẽn. Nếu sinh vào mùa đông, thủy này sẽ nhiễm đục, cũng không tốt. Thiên hà thủy gặp sa trung thổ hoặc ốc thượng thổ thì tốt, gặp thành tường thổ hoặc đại dịch thổ thì không đắc dụng. Bích thượng thổ thì tỵ ngọ đối xung, sửu mùi đối xung, đều không tốt.
Tuy kim không sinh được thủy này, nhưng tình nghĩa vẫn còn. Thoa xuyến kim tân hợi nằm ở cung càn, tượng trưng cho trời, nên cũng có nhân duyên, nên gặp thiên hà thủy sẽ tốt. Những kim khác thì phải có thiên can Canh Tân, Nhâm Quý mới đắc dụng; sau đó mới xem tới lộc mã quý nhân trong mệnh cục.
Những cách cục tuyệt diệu: gặp Nhâm tý, Canh tý, nếu sinh vào mùa thu sẽ là quý cách, gọi là “vân đằng vũ thi”. Thiên hà thủy gặp Phật đăng hỏa, Bạch lạp kim, trong trụ có Nhâm tượng trưng mây, thìn tượng trưng rồng, tạo thành cục “phong vũ tác lâm”; sinh tháng mùa đông thì còn gọi là “sương ngưng bác lộ”, lúc này mà trụ này giờ có dần mão mang khí ấm áp, giúp xóa đi cái giá lạnh, thì thật tốt lắm thay.